Là một Business Analyst và dõi theo cả hành trình của tuyển Việt Nam từ U23 Châu Á tới AFF Cup, thiệt ra tui ngưỡng mộ các cầu thủ dữ lắm, trẻ, đẹp trai, tài năng lại tinh ranh. Nhưng tui biết, HLV Trưởng Park Hang-Seo mới nằm trong trái tim tui và người Việt Nam 😌. Điều tui học được cho nghề Business Analysis của tui là:
1. Người dẫn dắt ảnh hưởng sâu sắc tới con đường nghề nghiệp của Business Analyst

Cũng như trong bóng dá, HLV dẫn dắt tốt sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến nghề nghiệp của bạn! Cái này chắc tui hông cần nói nhiều cả nước Việt Nam đều hiểu khi liên tưởng tới vai trò của HLV Park Hang Seo 😍.
Làm nghề BA như tui, tui cũng mong mình kiếm được người HLV như vậy. Thời buổi tài nguyên Google, tui biết chúng ta có thể luôn tự học, tự nghiên cứu.
Tuy nhiên, nếu bạn may mắn gặp được, người HLV hay Mentor sẽ:
- Giúp bạn định hướng, xây dựng chiến lược, kế hoạch vững chắc trước trận chiến
- Là người nhất quyết buộc bạn phải thay đổi, linh hoạt ứng chiến trong các tình huống éo le để đi từ những màn thua đến vinh quang
Tất nhiên, mình chẳng thể tự nhiên chạy tới ai đó và đòi người ta làm HLV cho mình, nhưng giống ông Keith Ferrazzi nói trong cuốn sách “Ai Che Lưng Cho Bạn” của ỗng, mình cứ chân thành, cho đi rồi sẽ nhận lại ^^.
Bạn cũng nên tự tạo ra nhiều cơ hội để gặp được các vị HLV tương lai của mình nữa. Ví dụ tham gia cộng đồng Business Analyst, IIBA Việt Nam Chapter hay viết blog chia sẻ kinh nghiệm giống Chuyện của BA nè.
Hay đơn giản nhất là tìm cơ hội làm việc sâu sát với các anh chị Mentor tiềm năng, dù đôi khi trúng dự án hơi ẹ một tí nhưng bạn sẽ quan sát và học hỏi được rất nhiều.
2. Business Analyst cần học cách quản lý tâm lý, cảm xúc
Cái này tui thấy học Công Phượng là đủ rồi 😆😆 Các bạn có nhớ lượt đi trận bán kết Philippines x Việt Nam của AFF Cup 2018, Công Phượng đã lừa chúng ta như thế nào và truyền thông đã nhai cậu ấy ra sao khi không ghi được bàn thắng??
Thế nhưng, với cái đầu lạnh và quyết tâm không Hòa của Phượng, Phượng đã làm cả Việt Nam vỡ òa sung sướng trong lượt về.
Theo nghiên cứu, tâm trạng lo lắng là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực nhất đến khả năng sút penalty của các cầu thủ. Giống như họ, BA chúng ta phải học cách kiểm soát tâm lý và giữ bình tĩnh trong các tình huống như:
- Gần tới ngày chạy dự án mà khách hàng chưa chốt requirement, hay
- Cãi nhau cái gì làm được và cái gì không làm được với team pre-sale hay team Dev
- Bị khách hàng chửi, PM chửi, team chửi, người lạ chửi, người thân chửi 🙂
… để còn giải quyết với các bên cho êm đẹp và … “ít bị chửi nhất” ).
Hãy tìm cách chia nhỏ vấn đề và giải quyết từng thứ một, chấp nhận các rủi ro. Sự mơ hồ là một phần của dự án, và luôn lên tinh thần cho mình, đồng đội bằng cách ăn mừng các chiến thắng nhỏ và đi tìm lời giải đáp cho các câu hỏi “Tại sao”.
3. Để làm Business Analyst giỏi, bạn phải nỗ lực rèn luyện … trong một thời gian rất dài!
Bên cạnh những giây phút bùng nổ, thăng hoa là những nỗi đau thể chất 😢 (eo ơi đau kinh dị, tui ớn nhất là xem người ta xịt cái bình giảm đau tức thời cho cầu thủ), và cả sự nhàm chán trong các bài tập luyện hàng ngày lặp đi lặp lại.
Bạn có thấy đâu có hình ảnh BA chán chường với tập document dài ngoằng và các thể loại diagram, và đôi lúc cảm thấy lâu rồi mình chẳng có gì mới? Thế nhưng chúng ta vẫn phải vượt qua chúng 🙂.
Để trở thành chân sút cho tuyển Quốc Gia, từ cách đây hơn 10 năm, nhiều cầu thủ đã lăn theo trái bóng và trưởng thành từ những đội trẻ của tỉnh, Hà Nội, Hoàng Anh Gia Lai, SLNA … Điều này nhắc nhở BA tui phải kiên nhẫn học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.
Nếu chúng ta đầu tư vào các kỹ năng, có thái độ tốt, domain đa dạng thì sẽ có cơ hội tham gia nhiều dự án phức tạp, tầm cỡ hơn, bớt bị bó buộc vào các công việc lặp đi lặp lại hơn. 💪💪
Thế nhé 😉
Các bạn hãy theo dõi các kênh chia sẻ về nghề BA, PO của Khang & Mia
- Blog: http://duykhang.com/category/business-analyst/
- Facebook page: Chuyện của BA
Cám ơn các bạn!
– Mia