9 kênh tìm việc Business Analyst Product Owner hiệu quả

Hello các bạn, trong bài viết này mình sẽ chia sẻ lại 9 kênh tìm việc Business Analyst Product Owner giúp chúng ta chủ động hơn trong việc tìm kiếm và nắm bắt cơ hội việc làm nha, đặc biệt là trong thời buổi Covid-19 cực kỳ cạnh tranh này.tim viec business analyst product owner

Một số lưu ý trước khi tìm việc Business Analyst Product Owner

Để tìm việc nhanh chóng, thuận tiện hơn chúng mình nên dành ít phút để xác định rõ các mong muốn của bản thân cho công việc tiếp theo:

    1. Định hướng nghề nghiệp: Business Analyst, Product Owner
    2. Mức lương: $$$
    3. Lĩnh vực: Enterprise systems (ERP, CRM), Ecommerce, Marketing, Data, Giáo dục, Bất động sản, Tài chính …
    4. Kiểu công ty bạn muốn làm: Outsourcing, Product, Enterprise, Start-up, Gì cũng được
    5. Dùng đúng từ khoá để tìm việc: (Cấp độ) + (Tên vị trí)
      1. Cấp độ: Intern / Fresher / Associate / Junior / Senior / Principle / Lead / Manager
      2. Tên vị trí: Business Analyst / Product Owner / Product Manager / Product Analyst / Nhân viên phân tích nghiệp vụ / BA

Sau đó hãy thử 1 hoặc nhiều kênh sau để bắt đầu truy lùng công việc mơ ước của bạn nhé.

Sau đây là 9 kênh tìm việc Business Analyst Product Owner hiệu quả

1. Truy cập vào các trang tuyển nhân sự chính thức của công ty hay tập đoàn

Sẽ thật dễ dàng nếu bạn đã biết rõ mình muốn tìm việc business analyst product owner tại công ty nào. Giả sử bạn bị thu hút bởi được sự phát triển vượt trội của các công ty sản phẩm về Fintech hay các công ty TMĐT, hãy truy cập thẳng vào website và trang Careers – Việc làm của họ để tìm.

Hoặc gõ thẳng vào Google cho nhanh: <Tên vị trí> + <Tên Công ty>

  • Product Owner Momo
  • Product Owner Datamart
  • Senior Business Analyst Pyco Group
  • Business Analyst Viettel

2. LinkedIn

LinkedIn là nơi networking chuyên nghiệp nhất chỉ dành riêng cho dân đi làm. Bạn có thể tìm việc tại trang tìm kiếm “LinkedIn Jobs“, nơi các công ty đăng tuyển các vị trí Business Analyst / Product Owner; hoặc tìm thông qua network của mình (đồng nghiệp, bạn đồng nghiệp, nhân viên tuyển dụng của các công ty, các nhân viên săn đầu người v.v).

Một số ưu điểm:

  • Bạn có thể dùng profile LinkedIn của mình để ứng tuyển ngay luôn
  • Bạn có thể xem profile của các nhân viên làm BA/PO hiện tại của công ty đó để stalk thêm thông tin
  • Bạn có thể kết bạn mở rộng network từ trước, khi nào cần thì gửi tin nhắn In-mail cũng rất tiện

3. Bạn bè và người quen

Mình có giữ liên lạc với một số người bạn cùng ngành (đại học, đi làm), thi thoảng cũng có đi cà phê để tám với nhau biết tình hình thế giới. Lúc có ý định tìm việc mới, mình chỉ cần nhắn tin hỏi là được giới thiệu ngay cơ hội tại công ty của họ hoặc công ty nào ngon mà họ biết.

Một số ưu điểm:

  • Vì là người quen nên bạn có thể khai thác thêm nhiều thông tin về văn hoá, môi trường, yêu cầu công việc xem có phù hợp với mình không.
  • Bạn bè thường sẽ recommend cho mình nếu công ty đó tốt.
  • Nếu bạn đậu và làm việc chính thức, cả hai có thể có Referral Bonus (đây là cách một số công ty khuyến khích nhân viên giới thiệu nhân tài về làm việc cho công ty).

4. Kênh nhóm mạng xã hội

Trên Facebook luôn có những group chuyên môn cho Product Owner và Business Analyst, bạn có thể tham gia và theo dõi, hầu như ngày nào cũng có Job mới post!

Nếu bạn không ngại có thể chủ động chia sẻ CV và nguyện vọng, HR sẽ bơi vào gửi email cho bạn ứng tuyển 😉 Còn ngại quá thì tạo tài khoản ảo tham gia nhóm và hỏi cũng sẽ có người giúp nhé.

5. Các trang Job Listing Business Analyst Product Owner phổ biến

Bạn có thể sử dụng thêm bộ lọc về cấp độ, lương, khu vực để tìm nhanh hơn nhé.

6. Kênh trường học

Các trường cao đẳng, đại học luôn có mạng lưới đối tác tạo cơ hội làm việc cho sinh viên trường, bạn có thể tham khảo trực tiếp từ trung tâm đào tạo, thầy cô hoặc mạng lưới cựu sinh viên của trường mình từng học.

Ngoài ra, nếu còn là sinh viên, hãy tranh thủ các dịp nhà trường có tổ chức Ngày Hội Thông Tin, Ngày Hội Việc làm để làm quen với nhà tuyển dụng nhé.

7. Công ty hiện tại 

Thay vì đổi sang một công ty khác, vì sao không tìm cơ hội ngay tại chính công ty bạn đã cống hiến trong thời gian vừa rồi. Đây là một kênh đặc biệt tốt cho các bạn QC và Dev muốn chuyển career path sang Business Analyst.

Một số ưu điểm:

  • Bạn có thể tìm hiểu rõ yêu cầu về công việc và trách nhiệm của BA/PO bằng cách nói chuyện với đồng nghiệp hoặc các Line Manager.
  • Bạn có thể có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn một vai trò trong các dự án khác nhau (có thể là BA kết hợp QC)
  • Bạn có thể tự tạo cho mình một cơ hội mới ở môi trường thân thuộc.

8. Offline Networking tại các sự kiện, cuộc thi CNTT, Hackathon

Việc tham gia các cuộc thi vừa giúp mình cọ sát thực tế, giao lưu kết bạn, vừa tạo cơ hội nghề nghiệp cho mình trong tương lai, mình luôn khuyến khích các bạn sinh viên tham gia những event như vậy. Cả hai lần mình đi thi thố đều có offer làm việc từ công ty tổ chức sự kiện hoặc giam khảo của cuộc thi.

Một số ưu điểm:

  • Khi nhà tuyển dụng đã có dịp quan sát đánh giá bạn và chủ động offer, ứng tuyển chắc chắn đậu.

9. Be your own boss

Kênh cuối cùng dành cho các bạn tự mở công ty, tự lập dự án Freelance, tự tuyển mình 😉 Tại sao không?

horizontal line

Ngoài các kênh trên các bạn còn tìm việc Business Analyst Product Owner ở đâu nữa không, comment chia sẻ với mọi người nhé!

Chúc các bạn tìm được các công việc như mong đợi nhé! Nhớ là khi tìm được cơ hội rồi hãy dành thêm thời gian tìm hiểu về công ty, sản phẩm và những người làm tại công ty đó để hình dung được tốt hơn môi trường bạn sắp ứng tuyển nha.

Mời các bạn hãy theo dõi các kênh chia sẻ về nghề BA, PO của Khang & Mia

Cám ơn các bạn!

– Mia

comment appreciated

Home
Account
Cart
Search